Vai trò của sự trải nghiệm
Vào tuổi thứ chín, trẻ thực sự trải nghiệm một sự chuyển hóa toàn bộ bản thân, chỉ ra một sự chuyển hóa quan trọng của đời sống tâm hồn của trẻ và một sự chuyển hóa quan trọng của những trải nghiệm của trẻ về cơ thể - vật lý.
1. Sự phát triển thể chất
Ở Lớp 3 giáo viên sẽ nhận thấy các em đã trưởng thành hơn vào bên trong cơ thể như thế nào: thân mình và tay chân trở nên mạnh mẽ và vững chắc hơn; cơ thể trẻ đang to ra. Các em dường như được kết nối nhiều hơn với trái đất.
Vì các nguồn lực phát triển giờ đây đang di chuyển vào vùng ngực, đang phát triển chức năng của hai lá phổi và tim nhiều hơn, tỷ lệ giữa hơi thở và nhịp tim ổn định đến một nhịp điệu thích hợp 1:4. Sự cân bằng này chỉ ra rằng trẻ đang phát triển chậm rãi một tương tác “cho và nhận” với thế giới bên ngoài, mà đang trở nên khả thi vì trẻ không còn ở trong trạng thái đồng nhất với môi trường xung quanh trẻ nữa.
Khả năng bắt chước của trẻ đã dần biến mất, được thay thế bằng một phản ứng cá nhân hơn đối với mọi thứ xung quanh khi các em bắt đầu trải nghiệm thế giới “như nó là”. Các biểu hiện trên khuôn mặt của trẻ ngày càng trở nên cá nhân hơn, vì “cái Tôi” hay “Bản ngã” đi vào sâu hơn vào trong cơ thể, khắc họa các đặc tính của nó trên toàn thể khuôn mặt và cơ thể.
2. Sự phát triển ý thức
Trẻ Lớp 3 đang bước vào giai đoạn nhỏ “tình cảm” của giai đoạn “tình cảm” của sự phát triển ở trường tiểu học, trong đó các em trải nghiệm một sự chuyển đổi của những tình cảm dành cho bản thân và thế giới. Các em đã mất đi cảm giác đồng nhất với môi trường xung quanh mình mà cho đến tận lúc này đã cho các em sự an tâm rằng tất cả đều tốt đẹp.
Điều đó đã bắt đầu hé lộ với những đứa trẻ rằng chúng không còn trong quả bóng an toàn nữa. Hiện diện “trên trái đất” cho các em một cảm giác cô đơn, cảm thấy tách biệt khỏi gia đình, bạn bè và phần còn lại của thế giới. Các em trải nghiệm mọi thứ bằng cách cảm nhận: khá phê phán và thường tiêu cực, không biết làm thế nào để thích nghi với trạng thái mới này của sự tồn tại. Thái độ phê phán này là một cách tự khẳng định mình khi các em cố gắng khám phá ra bây giờ các em là ai mà tách biệt và khác biệt với những người khác.
Điều đáng chú ý nhất là sự thay đổi tâm trạng ở một số trẻ; một số có vẻ trầm lặng hơn hoặc bất an hơn, trong khi những trẻ khác thì nhiều tâm trạng hoặc tích cực đỏng đảnh hơn hoặc gây hấn hơn. Một phụ huynh nói: “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với Anna; cô bé từng rất thích ngủ lại nhà bạn của mình còn bây giờ thì sẽ không đi đâu cả?” Những đứa trẻ khá tự tin đột nhiên nghi ngờ chính mình, trong khi những trẻ khác lại trở nên quyết đoán hơn. Những nỗi sợ hãi xuất hiện, có thể là sợ bóng tối hay sợ biển. Cái chết của một con thú cưng đột nhiên trở nên rất thật và đau buồn hơn nhiều so với trước đây và một đứa trẻ thậm chí có thể sợ cha mẹ mình chết. Hiện tượng kỳ lạ này là gì?
Bây giờ, mọi thứ có vẻ khác đi và những mối quan hệ cũ, thậm chí dễ dàng có được với cha mẹ của trẻ, không còn bị coi là đương nhiên nữa. Một cậu bé nhận ra rằng cha mình có tóc bạc và cảm thấy rằng ông trông già nua và mệt mỏi; hoặc một cô bé cảm thấy xấu hổ với mẹ mình và nói thật thô lỗ: “Chiếc váy đó của mẹ trông thật ngớ ngẩn.” Các em so sánh mình với những đứa trẻ khác và thấy rằng không phải tất cả mọi người trong lớp đều có cùng một loại quần áo vì một số bạn nghèo hơn những bạn khác.
Các em cãi lại cha mẹ mình vì bây giờ giáo viên là người biết nhiều hơn. Các bậc cha mẹ đặt câu hỏi về hành vi kỳ lạ mà con của họ đang thể hiện này và thường hỏi giáo viên cần làm gì về việc đó. Trẻ cần được lắng nghe và chấp nhận như các em là, để các em cảm thấy được thấu hiểu. Các bậc cha mẹ cần phải nhận thức được tính dễ tổn thương của trẻ, chứ đừng phản ứng quá mức với tất cả những gì trẻ nói.
Trong suốt “cuộc khủng hoảng” của năm thứ chín này, người giáo viên sẽ thấy rằng các em cũng đặt câu hỏi về việc giáo viên có được kiến thức từ đâu và các em sẽ thách thức uy quyền của người giáo viên theo những cách khác nhau. Rudolf Steiner nói rằng điều quan trọng nhất là giáo viên trả lời trẻ với “sự ấm áp, chân thành và sự thật bên trong” để các em giữ niềm tin của mình vào lòng tốt và tình yêu của người giáo viên vì điều đó sẽ đảm bảo đức tin của các em đối với uy quyền của người giáo viên.
Nếu người giáo viên suy nghĩ sâu sắc về con người đang tiến hóa và ý nghĩa của việc chuyển hóa của quá trình hít thở (hô hấp) của trẻ vào lúc này, người giáo viên sẽ gặp những đứa trẻ có những nguồn lực bên trong mà tăng cường mối quan hệ của trẻ. Người giáo viên có một liên hệ đầy ý nghĩa với đời sống tinh thần của mình sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong những nổ lực của các em để thiết lập một cách mới trong việc sống trên thế giới này.
Vì vậy, điều quan trọng là người giáo viên thấu hiểu giai đoạn phát triển này của trẻ và được chuẩn bị để làm việc với nó một cách sáng tạo. Ví dụ, để trả lời câu hỏi về cái chết mà trẻ trên toàn thế giới đều đặt ra, người giáo viên có thể kể câu chuyện của con bướm.
Nhìn vào cơ thể con người, nó giống như cái kén của con bướm. Và giống như con bướm bay ra khỏi con nhộng (cái kén), thì cũng như vậy sau khi chết, tâm hồn bay ra khỏi cơ thể. Chỉ có bướm mới có thể nhìn thấy, tâm hồn là vô hình. Những hình ảnh giống như hình ảnh của con bướm cho trẻ hiểu được một tình huống bằng cách trải nghiệm nó một cách tưởng tượng.
Theo một nghĩa nào đó, trẻ cũng đang trải nghiệm một cái chết; sự mất đi của cuộc sống ban đầu của thuở thơ ấu và đồng thời nó là sự ra đời vào trong một nhận thức mới về bản thân mình.
Tuy nhiên, thay vì bay đi như bướm, trẻ đang đi xuống mặt đất. Trẻ trong giai đoạn mới này đang phát triển một cảm quan mới về tự nhận thức cá nhân và điều này đòi hỏi một sự điều chỉnh hoàn toàn những tình cảm của các em về bản thân và về mọi thứ xung quanh mình.
Trong sự cô đơn này, những cảm giác tinh tế nhất trỗi lên trong trẻ, và không việc gì phải phiền não về trải nghiệm này, cũng không phải thấy áp lực cũng không phải tò mò. Chính trong sự cô đơn này mà đứa trẻ tìm thấy chính mình và trở nên có ý thức về cái tôi của mình. Trong sự cô đơn của mình mà đứa trẻ cảm thấy rằng mình sẽ đi ra ngoài vào trong cuộc sống từ trung tâm của cái tôi này. Trẻ đang bắt đầu nhìn thế giới một cách khách quan hơn, và thậm chí nếu quan sát của các em có vẻ phê phán, thì đó là vì các em thiếu sự chín chắn để tạo ra những kết nối chính xác giữa những gì các em cảm thấy với những gì các em nhìn thấy. Các em giờ đây sẵn sàng học hỏi nhiều hơn về thế giới bên ngoài. Cả chương trình giảng dạy và các câu truyện về sự tách biệt đều hỗ trợ các em đi qua quá trình chuyển đổi này.
----
Nguồn: trích tài liệu “ Cẩm nang về sự phát triển của trẻ” – Tác giả Peter Van Alphen và Cathrine Van Alphen – Nhóm dịch Dự án Sách Steiner/Waldorf Việt Nam.
Hình: Tre Xanh Steiner.