icon icon icon
Số 17 đường 12, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM Tìm kiếm

Giáo trình khung - Tiểu học - Giáo dục Steiner (Phần 1)

Người đăng: Tre Xanh Steiner - 20/11/2023

Giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 8 là một hành trình và là một chương trình khung tổng thể. Giáo viên phụ trách lớp, người mà trẻ sẽ tạo một mối liên hệ mật thiết, sẽ hướng dẫn lớp học trong suốt giai đoạn, cùng với sự giúp đỡ của những giáo viên chuyên môn.

Hành trình của trẻ trong giai đoạn này diễn ra trong cộng đồng ấm cúng, trong môi trường tự nhiên tươi đẹp và cùng với sự liên tục của mối quan hệ với giáo viên phụ trách lớp. Được sống trong những khía cạnh này, trẻ có thể tìm thấy chính mình trong thế giới.

Những môn học của giáo viên phụ trách lớp gồm:

  • Nghệ thuật
  • Thủ công – dệt và làm việc với gỗ
  • Diễn kịch
  • Tiếng Việt
  • Làm vườn
  • Địa lý
  • Lịch sử
  • Ngoại ngữ
  • Toán học
  • Âm nhạc
  • Học tập ngoài trời
  • Giáo dục thể chất
  • Khoa học – vật lý, sinh học và hóa học

NGHỆ THUẬT

Sự phát triển độ nhạy cảm về nghệ thuật được tìm thấy trong mọi môn học. Những hoạt động nghệ thuật được kết hợp trong nội dung của tất cả bài học, giúp làm tăng thêm những trải nghiệm của trẻ. Tô màu nước, vẽ và nặn đất sét như là một cách minh hoạ và khám phá nội dung bài học được đưa vào mọi môn học.

Vẽ màu nước mang tới cơ hội cho giáo viên phụ trách lớp để quan sát tính khí của trẻ. Thông qua phương tiện chuyển động rõ ràng này, trẻ trải nghiệm phẩm chất và sự tương tác của màu sắc, tạo nên những ấn tượng cảm xúc sâu sắc.

Sự nhận biết các hình dạng và dáng vẻ của chúng được phát triển thông qua cảm nhận về chuyển động trong môn vẽ nét. Những môn học này có khả năng chữa lành sâu sắc. Sau đó, môn vẽ có chủ đích (objective drawing) cũng được khám phá, tiến tới vẽ phối cảnh (theo luật gần xa) ở lớp 7 và học về đổ bóng ở lớp 8.

Trẻ được giới thiệu những tác phẩn nghệ thuật tuyệt vời có liên quan đến nội dung bài học.

THỦ CÔNG – DỆT VÀ LÀM VIỆC VỚI GỖ

Chúng ta càng nhớ rằng trí óc phát triển từ chuyển động của tay chân và từ sự khéo léo, thì việc giáo dục của chúng ta càng tốt hơn… những suy nghĩ sống động là những chuyển động được thể hiện ra ngoài…

Suy nghĩ và sự thấu hiểu sinh ra từ sự chuyển động. Những công việc thực hành làm hài hoà con người trẻ, làm việc trong những quá trình của đời sống và nhịp điệu cơ thể. Thủ công đóng vai trò quan trọng trong chương trình khung của chúng tôi. Những công việc sử dụng tay và có nhịp điệu củng cố cả ý chí lẫn khả năng suy nghĩ tư duy. Những trải nghiệm thẩm mỹ về màu sắc và chất liệu sẽ tạo nền tảng cho những cảm xúc, sự tưởng tượng và xu hướng  trong tương lai.

Cùng với những tiến bộ về những vật liệu và kỹ năng, những chuyên gia hướng dẫn tham gia vào những lớp cấp 1 để mang đến những dự án đa dạng về dệt và làm việc với gỗ, tạo nền tảng cho công việc tương lai.

DIỄN KỊCH

Diễn kịch là một phần không thể thiếu trong chương trình học về ngôn ngữ. Những sách trẻ đọc đầu tiên thường là vở kịch đầu tiên trẻ biểu diễn. Từ diễn rối ở trường mầm non đến biểu diễn một mình ở năm lớp 12, nhà trường tạo cho trẻ những trải nghiệm theo trình tự của hoạt động diễn kịch, tổ chức sản xuất vở kịch có sự tham gia của cả lớp hàng năm. Những vở kịch được lựa chọn để làm phong phú thêm những nghiên cứu thời đại, nhằm nâng cao tình yêu và sự tôn trọng của trẻ đối với ngôn ngữ, sự trình diễn và phát triển sự trân trọng đối với khả năng và thế mạnh của từng thành viên trong lớp.

TIẾNG VIỆT

Ngôn ngữ là phương tiện chính của nền giáo dục và chúng ta hướng tới việc nuôi dưỡng những kỹ năng ngôn ngữ trong mọi môn học và mọi sự sắp đặt.

Từ ngữ thể hiện một vài điểm về bản chất bên trong của điều được nhắc tới. Để hoạt động đọc viết trở thành hoạt động chủ động và sống động, sự trình bày bằng lời nói giàu tưởng tượng của giáo viên phụ trách lớp là điều cốt yếu. Việc thực hành phát ngôn, lắng nghe, kể chuyện, dáng điệu, diễn kịch, tranh luận và trao đổi đều cần động lực và sự chuyển động bên trong và có tính tạo hình. Giáo viên phụ trách lớp kết hợp sự tưởng tượng thông qua những câu chuyện có tác động mạnh từ truyền thống văn hoá rộng lớn. Giáo viên thường kể chuyện hơn là đọc từ sách.

Nói và nghe, đánh vần và ngữ pháp, viết và đọc được luyện tập trong ngữ cảnh liên tiếp và giàu tưởng tượng, sử dụng những hình thức nghệ thuật để giúp cho việc học tập. Cách chấm câu, lời nói trực tiếp và gián tiếp chú trọng phép so sánh, ẩn dụ, và tạo sự hấp dẫn thông qua cụm từ và mệnh đề. Cấu trúc/hình thức chặt chẽ của các bài thơ được khám phá, bao gồm những bài thơ cổ điển và những bài thơ không bị ảnh hưởng từ phương tây, như thơ haiku. Cách viết thư và viết bản tường thuật cũng sẽ được giới thiệu.

Những trẻ lớn hơn chuẩn bị những bản tường thuật và những bài trình bày ngắn, và được giới thiệu một chút về quan điểm và quy tắc tranh luận. Điều này phát triển khả năng lắng nghe và hiểu quan điểm của những người khác. Khả năng viết chính tả và sự phát triển về từ ngữ được tiếp tục, bao gồm cả việc tìm hiểu về tiếng Anh từ tiếng Latinh.

Đến lớp 6 việc học viết và đọc sẽ bao gồm những trò chơi, viết chính tả, sử dụng từ điển, cấu trúc câu. Trẻ nghiên cứu một bài văn trong lớp học và tham gia trình bày bằng văn viết và văn nói. Việc đọc hàng ngày những sách trẻ tự chọn hoặc những bài trình bày cho giáo viên và cả lớp về những cuốn sách đã đọc là một phần của môn tiếng Việt lớp 6. Giáo viên đọc những tác phẩm văn học cho cả lớp nghe và tạo cơ hội để cả lớp cùng đọc to và học thuộc lòng những bài thơ được chọn.

LÀM VƯỜN

Trong suốt thời gian ở trường tiểu học, và đặc biệt là trong lớp 7 khi trẻ có khoảng giờ riêng để làm việc, trẻ đến thăm nông trại hay vườn của trường nhiều lần. Nông trại mang tới cho trẻ cơ hội ngửi mùi cỏ, cảm nhận đất ẩm, cải tạo đất, mang về nhà hoa trái.

Nông nghiệp là nền tảng của nền văn minh hiện đại. Đó là ý nghĩa của việc làm việc ở nông trại – cùng với những bài học về đời sống – do đó việc trẻ có những trải nghiệm trực tiếp là cần thiết.

Sự phong phú về cảm nhận qua giác quan, sự gần gũi với các mùa, những kỹ năng mới và cảm nhận về sức mạnh của con người, những kiến thức thực tế về thực phẩm, về cách mà tất cả những yếu tố trong thiên nhiên đóng góp cho tổng thể - tất cả điều này tạo nên một cảm nhận vững chắc về việc đứng trên trái đất.

ĐỊA LÝ

Việc nghiên cứu địa lý là một hành trình khám phá, dẫn chúng ta tới nhận thức cao hơn về môi trường, đánh thức chúng ta đến một nhận thức cao hơn về không gian và tất cả hành động của con người, trong một chu trình rộng lớn hơn. Nhận thức về môi trường của tôi đã ảnh hưởng đến cảm nhận và hành động của tôi như thế nào? Trong môn Địa lý chúng ta nghiên cứu những hiện tượng của trái đất và ảnh hưởng của con người đến môi trường.

Trong những năm đầu Địa lý được dạy lồng ghép trong những môn học khác, với mục tiêu giúp trẻ biết và cảm nhận được sự gắn kết với môi trường xung quanh trẻ và công việc mà con người làm.

Bắt đầu từ lớp 4 chúng ta mở rộng phạm vi và Địa lý trở thành một môn học riêng biệt, bao gồm tìm hiểu về thiên nhiên, văn hoá, thiên văn học cơ bản, địa chất và tìm hiểu về con người, cây cỏ và động vật.

LỊCH SỬ

Chúng ta nghiên cứu quá khứ để tìm hiểu về sự tiến hoá của nhận thức tại những thời gian khác nhau trong những nền văn hoá khác nhau ở những nơi chốn khác nhau, để so sánh với những điều đang diễn ra với chúng ta. Tương lai cũng thuộc về Lịch sử và những ý tưởng mà chúng ta có là sự thể hiện tiềm năng của chúng ta, vì chúng mang tới sự thúc đẩy thay đổi.

Việc học được lồng ghép trong những năm đầu, Lịch sử trở thành môn học riêng biệt trong Lớp 5. Văn hoá cổ đại của người Ấn Độ, Ba Tư, vùng Lưỡng Hà và Ai Cập được tìm hiểu trong thần thoại và sự kiện. Trung Quốc, Meso, và Nam Mỹ cũng có thể thêm vào. Tiếp đó là văn hoá Hy Lạp và Sử thi Homer.

Ở lớp 6 trẻ sẽ được biết về Alexander Đại Đế thông qua tiểu sử, những khám phá và chinh phục của ông. Lịch sử La Mã được mang đến đời sống thông qua việc tìm hiểu nền tảng và sự phát triển của Đế chế La Mã. Sự quan tâm chủ yếu là văn hoá sống và phong tục tập quán của người La Mã cổ đại, bao gồm những con đường bằng phẳng, nhà vệ sinh có hệ thống xả nước, những cây cầu và cống dẫn nước ấn tượng, và dĩ nhiên là, sự khởi đầu của nền Dân chủ.

Ở lớp 6 trẻ học về lịch sử Việt Nam và thời kỳ đầu của Việt Nam.

Còn tiếp