icon icon icon
Số 17 đường 12, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM Tìm kiếm

Giáo trình khung - Tiểu học - Giáo dục Steiner(Phần 2)

Người đăng: Tre Xanh Steiner - 20/11/2023

NGOẠI NGỮ

Những bài học về ngoại ngữ phát triển một thái độ tích cực đối với con người từ các nền văn hoá khác nhau và thường tạo nên khả năng thấu cảm với cách nhìn của người khác về thế giới. Học một ngoại ngữ củng cố khả năng lắng nghe dễ cảm thông đối với người khác và hỗ trợ cho những suy nghĩ linh động, biến đổi. Chúng tôi dạy tiếng Anh và tiếng Trung Quốc và những người bản ngữ sẽ tham gia cùng với giáo viên phụ trách lớp trong những hoạt động nghệ thuật và thực hành, chú trọng vào việc trao cho trẻ khả năng “lắng nghe” ngoại ngữ. Từ vựng, sự thông hiểu và tương tác trong lớp được mở rộng từ lớp 5 trong những bài học về ngôn ngữ.

TOÁN HỌC

Môn toán được dạy trong những bài học chính và trong phần thực hành thường xuyên. Những hoạt động nghệ thuật và thực hành giúp làm sâu thêm những trải nghiệm của trẻ từ sự trừu tượng đến những trải nghiệm sâu đậm thuộc về cơ thể. Toán học là sự thể hiện ra bên ngoài những quá trình phát triển và thay đổi bên trong. Trong hình học, việc sử dụng com pa để tìm ra bán kính, đường kính và chu vi được học – cũng như chia đôi đường thẳng, dựng hình bên trong hình tròn, và những dạng xoắn ốc đầy lôi cuốn được có theo cấp số cộng và cấp số nhân. Việc sử dụng màu sắc mở ra hình học bên trong của những hình dạng này. Trong hành trình đi qua những lớp ở trung học, học sinh được giới thiệu về phân số tương đương, hệ thập phân và những phép nhân dài, tỷ lệ (phần trăm), tiền lãi, trừ hao và lãi kép. Môn toán sẽ bao gồm các nội dung về hình vuông, hình chữ nhật và định lý Pythagore. Sơ đồ con số được giới thiệu qua Tỷ lệ giữa hai sự vật (Ratio) và Tỷ lệ trên tổng số (Proportion), thông qua dãy Fibonacci và khám phá dạng xoắn ốc. Bảng cửu chương và sơ đồ con số, 4 phép tính, thừa số, phân số, số thập phân và ước lượng sẽ được giới thiệu. Kiến thức sâu/vững chắc và sự thực hành thường xuyên giúp duy trì sự tự tin. Khả năng giải quyết vấn đề được khuyến khích với sự chú trọng tăng dần về những giải pháp khả thi. Những câu đố và ô số cũng được đưa vào nội dung bài học để phát triển khả năng tư duy rõ ràng và sáng tạo.

ÂM NHẠC

Sự giáo dục khả năng lắng nghe – âm nhạc được giới thiệu như một phần không thể thiếu trong trường học từ Mầm non đến lớp 12, theo cách đặc biệt và trong mỗi ngày, trong lớp học, trong các cuộc họp, lễ hội và lễ chào mừng.

Âm nhạc là phần to lớn trong hoạt động hàng ngày ở trường, bao gồm hát – thường là theo cách tự nhiên, trong khi vẽ màu nước hay dọn dẹp hay đẽo gọt … - cũng như những chuyển động cùng hoặc theo âm nhạc. Các tiết mục thổi sáo được mở rộng trong lớp 2 với phương pháp học tập tiếp tục theo cách bắt chước và lặp đi lặp lại.

       Sự đắm chìm chủ động trong các yếu tố âm nhạc, cảm nhận thông qua thực hành theo bản chất của âm nhạc, tiến dần từng bước đến sự đánh thức những nguyên tắc về âm nhạc và cuối cùng là tiến đến nền tảng kiến thức dựa trên những trải nghiệm trực tiếp – đây chính là mục tiêu của chương trình học ở trường Steiner.

Những trải nghiệm liên tục về âm nhạc bao gồm hát, thổi sáo hàng ngày, những bài học về nhạc cụ dây và dàn hợp xướng các nhạc cụ dây. Trẻ có giờ học chơi nhạc cụ nửa tiếng mỗi tuần và tập hợp xướng của cả lớp. Âm nhạc là yếu tố quan trọng và nổi bật trong hoạt động hàng ngày tại trường. Đến lớp 6 trẻ sẽ có cơ hội biểu diễn cho phụ huynh, bạn bè và những người khác. Có nhiều cơ hội để dàn hợp xướng biểu diễn – ví dụ như trong ngày giới thiệu trường – hoặc biểu diễn nơi công cộng. Những buổi lễ hội, chào mừng luôn luôn có âm nhạc, ca hát, chia sẻ và chúc mừng thông qua những nhịp điệu, lễ nghi và có sự tham gia của mọi người ở những độ tuổi khác nhau.

 .Trẻ thấy mình là quan trọng đối với tập thể, trong khi cùng lúc nhận ra rằng mọi người đều quan trọng như nhau…

Những nhạc cụ chơi một mình như piano hay guitar sẽ được học ở lớp 6 hoặc 7.

HỌC TẬP NGOÀI TRỜI

Từ lớp 3 trẻ tham gia những trải nghiệm qua những buổi cắm trại đòi hỏi sự tự lập. Từ những buổi cắm trại đầu tiên mang tính chất gia đình, nơi cha mẹ chia sẻ việc nấu ăn và những hoạt động cho đến những buổi cắm trại mang tính mạo hiểm ở những lớp lớn hơn, học sinh được giới thiệu các dạng địa hình và hoạt động khác nhau nhằm mở rộng những giác quan của trẻ, tăng sự nhận thức của trẻ về thế giới tự nhiên, và mang tới cơ hội để chia sẻ bạn bè, thức ăn, kỹ năng và những trò chơi.

Trẻ cắm trại trong lều và chia sẻ dần việc nấu ăn. Mỗi năm nội dung chú trọng sẽ khác nhau như đi bộ, bơi lội, chèo thuyền hay đạp xe. Các buổi cắm trại được tổ chức bởi những nhân viên phụ trách việc học tập ngoài trời.

Trẻ lớp 5 tham gia buổi cắm trại, nơi trẻ tham gia mọi hoạt động hàng ngày bao gồm chuẩn bị chỗ ở và thức ăn, chăm sóc bản thân và người khác, và quan trọng hơn cả, là có nhiều niềm vui.

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Bắt đầu bằng những trò chơi, nhảy, vỗ tay, ném và chụp, những hoạt động được kết hợp trong bài học chính, trẻ tiến dần đến môn giáo dục thể chất chính thức hơn được hướng dẫn bởi các chuyên gia. Những trò chơi tạo cơ hội cho sự can đảm và cẩn thận, thử thách cho cá nhân và theo nhóm. Sự tách rời, tương tác rồi lại kết hợp lại đánh dấu tầm quan trọng của các mối quan hệ và nền tảng đạo đức, nhờ những “quy luật của trò chơi”. Ngoài ra những bài tập thể chất tạo cơ hội để phát triển sự cân bằng, dáng thẳng và sáng sủa/rõ ràng. Giáo dục thể chất lý tưởng bao gồm cả những cố gắng hướng tới sự thật, vẻ đẹp và điều thiện.

KHOA HỌC – VẬT LÝ, SINH HỌC VÀ HÓA HỌC

Những nghiên cứu mang tính khoa học về thế giới bắt đầu khi trẻ đạt được khả năng nhìn thế giới theo hướng nguyên nhân – kết quả, và những môn học này nhằm nuôi dưỡng khả năng suy nghĩ này. Chúng ta bắt đầu từ đơn giản và những ví dụ cơ bản, với cách nhìn nhạy cảm của một nghệ sĩ và sự trân trọng trật tự, hình dạng và vẻ đẹp của thiên nhiên.

Việc học về những nguyên liệu và những quá trình của đời sống là một phần của chương trình học trong những năm đầu. Cần nhấn mạnh về sự quan sát hơn là lý thuyết. Cần chú trọng giữ gìn sự kính trọng tự nhiên của trẻ đối với những điều kỳ diệu mà trẻ khám phá trong thế giới tự nhiên và trong những thành quả văn hoá của con người.

Khoa học về đời sống được giới thiệu theo cách giàu tưởng tượng trong những năm đầu, thông qua sự nhận biết về mùa, nhịp điệu của mặt trời, mặt trăng và trái đất, được chào mừng theo cách rất nghệ thuật trong những buổi lễ hội. Sự biến đổi được giới thiệu thông qua văn học, thông qua bài học chính về làm việc ở nông trại, thông qua những câu chuyện về sự sáng thế. Từ lớp 4 những chi tiết rõ ràng hơn được giới thiệu qua cảm nhận về hình dáng và đặc tính của cây cối, động vật và con người.

Bản chất của các nguyên vật liệu được giới thiệu trong lớp 6, nhưng được cảm nhận theo nhiều cách trong tất cả năm học! Ở lớp 6 âm thanh, ánh sáng, nam châm/từ tính và hiện tượng về điện được giới thiệu. Có một sự khám phá hấp dẫn trong môn vật lý, sự khám phá Hiện tượng về Âm thanh thông qua Pythagore và quãng nhạc. Và một thí nghiệm có thể cảm nhận được khi học sinh lớp 6 làm tối đi các cửa sổ để tìm hiểu về khái niệm Ánh sáng – quang phổ và tính chất của bóng tối và ánh sáng.

11. Trung học phổ thông - Giáo dục Steiner- Đang cập nhật

12. Tiểu học - Giáo dục Steiner

 

11. Trung học phổ thông - Giáo dục Steiner- Đang cập nhật

12. Tiểu học - Giáo dục Steiner

Giai đoạn 7 năm thứ hai của thời thơ ấu

Giáo viên chính

Giáo viên Môn học Đặc biệt

Giáo trình khung